KHOA DINH DƯỠNG – TIẾT CHẾ

Slogan: “Dinh dưỡng đúng, Sức khỏe vàng”

I.Tổ chức nhân sự

  1. Tổng số: 08 cán bộ nhân viên. Cụ thể:

– Phó trưởng khoa. Phụ trách khoa: ThS.BS Vũ Trong Nam

– Điều dưỡng trưởng : CN Nguyễn Thị Nhíp

– Điều dưỡng TC: 01 người

– Nhân viên tiết chế: 05  người

  1. Mô hình tổ chức Khoa Dinh Dưỡng có 2 bộ phận:

* Bộ phận chuyên môn:

– Gồm các bác sĩ, điều dưỡng và Tiết chế dinh dưỡng.

– Tổ chức xây dựng thực đơn bệnh lý cho bệnh nhân nội và ngoại trú.

– Tham gia đội hỗ trợ dinh dưỡng lâm sàng.

– Khám Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội và ngoại trú.

– Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

– Đào tạo và Nghiên cứu khoa học

* Bộ phận tiết chế

– Bộ phận hành chính gồm Quản lý, thủ kho, tiếp phẩm, các kỹ thuật viên Tiết chế Dinh dưỡng và nấu ăn.- Trực tiếp lên kế hoạch và thực hiện nấu ăn cho bệnh nhân nội trú.

  1. Chức năng và nhiệm vụ
  2. Chức năng

–  Khám điều trị, tư vấn Dinh dưỡng – Tiết chế.

– Tổ chức thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh trong bệnh viện theo các quy định hiện hành và hỗ trợ dinh dưỡng (đường ruột, đường tĩnh mạch..) cho người bệnh tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

– Khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, xây dựng các chế độ ăn phù hợp với từng loại bệnh lý.

– Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh và các đối tượng khác trong bệnh viện.

– Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm đối với đơn vị chế biến và cung cấp suất ăn, dịch vụ ăn, uống trong bệnh viện.

– Thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm.

– Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về Dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.
2. Nhiệm vụ

– Tổ chức phục vụ các chế độ ăn sinh lý và bệnh lý cho người bệnh như một chế độ điều trị.
– Tham gia vào các nhóm hỗ trợ Dinh dưỡng (gồm các Bác sĩ lâm sàng, Bác sĩ dinh dưỡng, dược sĩ, y tá điều dưỡng, y tá dinh dưỡng hoặc KTV tiết chế).

– Hội chẩn về Dinh dưỡng đối với các trường hợp bệnh nặng ở các khoa lâm sàng.
– Tư vấn Dinh dưỡng cho bệnh nhân nội và ngoại trú, bệnh nhân trước khi xuất viện đối với các trường hợp suy dinh dưỡng, các bệnh lý cần các chế độ ăn điều trị, đặc biệt đối với các bệnh mạn tính.
– Nghiên cứu khoa học và huấn luyện về Dinh dưỡng lâm sàng.
III. Hoạt động chuyên môn

– Đã xây dựng được thực đơn theo từng mặt bệnh, từng nhóm bệnh nhân nặng, theo nhu cầu điều trị của người bệnh dựa trên những tài liệu tham khảo của quốc tế cũng như trong nước, áp dụng ký hiệu chế độ ăn bệnh lý.

– Bảo đảm tư vấn, can thiệp dinh dưỡng, nuôi dưỡng bệnh nhân kịp thời, theo đúng chế độ bệnh lý, đúng tiêu chuẩn, đủ định lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Tham gia hội chẩn về dinh dưỡng tại các Khoa Lâm sàng.

– Tham gia đào tạo dinh dưỡng Lâm sàng: đào tạo công tác dinh dưỡng lâm sàng cho bác sỹ, điều dưỡng toàn bệnh viện. Xây dựng và duy trì hoạt động mạng lưới dinh dưỡng tại các Khoa Lâm sàng.

– Đảm bảo VSATTP trong Bệnh viện

-Trang bị xe đẩy cơm ủ ấm, đảm bảo cho thức ăn đến tay người bệnh còn nóng nhất trong mùa rét.

-Hàng ngày nhân viên kiểm tra giám sát chặt chẽ VSATTP. Thức ăn được lưu mẫu trong 48 giờ và đảm bảo không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm tại bệnh viện trong suốt thời gian qua.

– Trang bị bộ test VATTP cho hoạt động giám sát VSATTP tại BVBM.

  1. Hướng phát triển
  2. Mục tiêu phát triển

– Xây dựng Khoa Dinh dưỡng thành một Khoa đảm bảo nuôi dưỡng bệnh nhân ăn uống trong bệnh viện theo bệnh lý của Bệnh viện đa khoa hạng II. Một khoa chuyên sâu về Tiết chế dinh dưỡng và phải đảm bảo An tòan Vệ sinh thực phẩm có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng bệnh nhân, nghiên cứu khoa học, tham gia góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, bệnh nhân.

  1. Tổ chức thực hiện

– Tổ chức phục vụ các chế độ ăn sinh lý và bệnh lý cho người bệnh như một chế độ điều trị.

– Thành lập nhóm hỗ trợ dinh dưỡng (gồm các bác sĩ lâm sàng, bác sĩ dinh dưỡng, điều dưỡng, KTV tiết chế, hội chẩn về dinh dưỡng đối với các trường hợp bệnh nặng ở các khoa lâm sàng.

– Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội và ngoại trú, bệnh nhân trước khi xuất viện đối với cỏc trường hợp suy dinh dưỡng, các bệnh lý cần các chế độ ăn điều trị, đặc biệt đối với các bệnh mạn tính.

– Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

– Tham gia các hoạt động của Hội dinh dưỡng Việt Nam, Hội dinh dưỡng lâm sàng.