CHĂM SÓC TRẺ MẮC CÚM ĐÚNG CÁCH NHƯ THẾ NÀO

CHĂM SÓC TRẺ MẮC CÚM ĐÚNG CÁCH NHƯ THẾ NÀO

✅ Trong thời gian gần đây tại bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai ghi nhận nhiều bệnh Nhi mắc CÚM A đến khám tăng đột biến. Khi tiếp nhận bệnh nhân đã có những trường hợp biến chứng viêm phổi, phải nhập viện để điều trị. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý cách nhận biết, xử trí và chăm sóc trẻ mắc CÚM A để đề phòng biến chứng, giúp trẻ nhanh hồi phục sức khoẻ.
1. Trẻ có thể bị lây CÚM như thế nào?
❗Khi người bệnh ho/hắt hơi làm phát tán virus vào tay, chân, quần áo, các đồ vật xung quanh; tay trẻ vô tình tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng nói trên, sau đó tay trẻ lại tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của mình tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập vào cơ thể.
2. Triệu chứng bệnh CÚM ở trẻ
❗Sốt trên 38 độ C, có thể kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi.
❗Ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
❗Nhức đầu, đau cơ.
❗Trẻ thường mệt mỏi quấy khóc, ăn kém, có trẻ có thể bị nôn và tiêu chảy.
3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị CÚM
❗Cho trẻ nằm phòng riêng thoáng mát để phòng tránh lây nhiễm cho người khác, hạn chế ra khỏi phòng bệnh, khi ra khỏi phòng cần đeo khẩu trang cho trẻ.
❗Hạn chế người thăm hỏi, tiếp xúc trẻ khi không cần thiết. Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang. Sau khi chăm sóc trẻ cần vệ sinh tay, và các vật dụng xung quanh trẻ.
❗Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
❗Nếu trẻ sốt >= 38,5 độ C cần dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng cân nặng. Có thể phối hợp dùng thuốc giảm ho hay kháng sinh, bổ sung vitamin theo đúng chỉ định của bác sĩ.
❗Cho trẻ uống nhiều nước hơn hoặc uống orezol đề phòng mất nước và rối loạn điện giải khi trẻ sốt cao.
❗Theo dõi thân nhiệt của trẻ tránh để trẻ bị co giật do sốt cao, theo dõi nhịp thở, màu sắc da số lượng ăn của trẻ…
4. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mắc cúm A
❗Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn
❗Đối với các trẻ lớn cần cho trẻ ăn các thức ăn chế biến dưới dạng lỏng, dễ tiêu như: cháo, súp, các món hầm nhừ, nước hầm rau củ.
❗Bổ sung vitamin cho trẻ từ các nước uống hoa quả, rau xanh.
❗️Nếu trẻ ăn kém có thể chia nhỏ bữa ăn nhiều lần trong ngày.
5. Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay?
🔸 Sốt cao liên tục ≥ 39ºC, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
🔸 Co giật
🔸 Trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều, bỏ ăn hoặc bỏ bú, chân tay lạnh.
🔸 Trẻ khó thở, thở nhanh, tím quanh môi và đầu chi.
6. Hướng dẫn phòng bệnh CÚM cho trẻ:
✅ Giữ vệ sinh miệng họng nhất là sau khi cho trẻ ăn, sau khi trẻ ho, hắt hơi, thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ.
✅ Tránh cho trẻ dùng chung đồ chơi, tiếp xúc hay đến thăm những người bị CÚM.
✅ Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
✅ Tiêm Vắc xin phòng Cúm hàng năm theo đúng lịch.
👩‍⚕️ BsCKII. Nguyễn Thị Huyền Nga
🤝🌟 SÁNG Y ĐỨC 🔹 VỮNG CHUYÊN MÔN 🔹 TẬN TÂM PHỤC VỤ 🌟🤝
————————————————————————————————————————
💎 HOTLINE PK NHI: 0877.696.565
⏰Lịch làm việc Phòng khám Nhi theo yêu cầu:
✴ Từ thứ 2 đến Chủ Nhật: 7h30 – 20h
🏥 Địa chỉ: Số 17 & 34 phố Hoè Nhai, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Tp Hà Nội.
————————————————————————————————————————